Khai trương cửa hàng FELOTA Bakery & Tea đầu tiên tại TP.HCM
Theo khảo sát và đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thuốc giả tại VN ở mức thấp so với trung bình của các nước. Năm 2017, WHO ước tính 1 trong 10 loại thuốc ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là sản phẩm kém chất lượng hoặc bị làm giả.Để tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo chất lượng thuốc lưu hành trong nước, luật Dược (có hiệu lực từ 2025) đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trong kiểm soát chất lượng thuốc. Theo đó, sở y tế sẽ thu hồi thuốc trong trường hợp thu hồi bắt buộc đối với thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng ở mức độ 2 hoặc 3 được phát hiện trên địa bàn, nhằm kịp thời xử lý và thu hồi thuốc vi phạm chất lượng trên địa bàn quản lý, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.Người dân TP.HCM đang chịu đựng số ngày nắng nóng trên 35 độ dài kỷ lục trong 30 năm
Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hướng tới tăng trưởng xanh, dựa trên 5 trụ cột: Công nghiệp, dịch vụ du lịch, cảng biển - logistics, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đô thị hóa - đô thị thông minh. Để cụ thể hóa quyết tâm hướng tới tăng trưởng xanh, trong năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ký các quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi xanh tỉnh Bình Định giai đoạn 2024 - 2030 và Ban Chỉ đạo thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng giai đoạn 2025 - 2030.Tỉnh Bình Định chọn hợp tác toàn diện với Tập đoàn Vingroup về thúc đẩy chuyển đổi xanh, trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh. Theo biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh được ký kết ngày 15.11.2024, ngoài hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện, tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin... Vingroup sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch xanh, công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, hạ tầng đô thị xanh, giao thông xanh và lối sống xanh tại Bình Định. UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi xanh, sử dụng ô tô, xe máy điện hoặc các loại hình giao thông xanh như: taxi điện, xe buýt điện…Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết tỉnh này đang tích cực triển khai chiến lược chuyển đổi xanh toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tỉnh Bình Định đang thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.Theo đó, giai đoạn 2022 - 2030, tỉnh Bình Định phát triển hạ tầng sạc điện, thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện, khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh. Đến năm 2040, từng bước hạn chế tiến tới dừng sử dụng ô tô, mô tô, xe gắn máy dùng nhiên liệu hóa thạch. Đến năm 2050 có 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh…Về giao thông đô thị, từ năm 2025, tỉnh Bình Định thực hiện 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt ít nhất 5%. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.Theo quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê duyệt, TP.Quy Nhơn có vai trò là trung tâm kinh tế biển tổng hợp của khu vực duyên hải Nam Trung bộ, là trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; có khu đô thị khoa học mang tầm cỡ quốc gia, với nòng cốt là Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) và Trung tâm AI…Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng định hướng xây dựng Bình Định trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn của các doanh nghiệp khoa học - công nghệ, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, là trung tâm về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của vùng. Cụ thể, xây dựng, phát triển và phát huy hiệu quả của Khu đô thị khoa học Quy Hòa; ứng dụng AI và dữ liệu lớn (Big Data) cho các ngành kinh tế trụ cột, gắn với việc hình thành Trung tâm đổi mới sáng tạo cấp vùng khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên, các Viện nghiên cứu vật lý và thiên văn học theo Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ vũ trụ.Hiện đề án phát triển Khu đô thị khoa học Quy Hòa rộng 242 ha đang được triển khai tại TP.Quy Nhơn. Đây là khu đô thị khoa học đầu tiên của Việt Nam, đã có các dự án khoa học - công nghệ hoạt động, như: Trung tâm ICISE, khu Tổ hợp không gian khoa học, Công viên sáng tạo TMA, Công viên phần mềm FPT… Đặc biệt, Trung tâm ICISE là nơi duy nhất của Việt Nam đã đón tiếp hàng ngàn giáo sư, nhà khoa học từ nhiều quốc gia đến tham dự các hội thảo khoa học quốc tế, nghiên cứu và làm việc, trong đó có nhiều giáo sư đoạt giải Nobel.Tại TP.Quy Nhơn còn có dự án Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - đô thị phụ trợ rộng hơn 93 ha, tổng vốn đầu tư 4.362 tỉ đồng, do Liên danh FPT Quy Nhơn làm chủ đầu tư, khởi công vào tháng 8.2024. Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - đô thị phụ trợ này sẽ tập trung vào các hoạt động thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ứng dụng AI vào các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục và nông nghiệp. Đây là hạt nhân giúp Bình Định đạt mục tiêu là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư công nghệ trong và ngoài nước.Theo ông Phạm Anh Tuấn, sau khi quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được phê duyệt, Bình Định xác định mở lần lượt các cánh cửa để tạo thành công cho sự phát triển kinh tế xã hội. Một trong những cánh cửa đầu tiên là phát triển AI, bán dẫn, an ninh mạng và nguồn nhân lực công nghệ. Những lựa chọn này không chỉ phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia mà còn đáp ứng nhu cầu cụ thể của tỉnh Bình Định trong việc xây dựng nền kinh tế hiện đại, cạnh tranh và bền vững, được đề cập trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ 20 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Định về phát triển khoa học công nghệ.Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn được coi là một nhiệm vụ chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa của tỉnh Bình Định. Để đạt được điều này, Bình Định cần thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngành bán dẫn. Do vậy, cần chú trọng đến việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực chuyên môn cao trong lĩnh vực này, đảm bảo sẵn sàng cho các dự án đầu tư lớn trong tương lai.Hiện tỉnh Bình Định đang xây dựng dự thảo Đề án Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, AI, an ninh mạng; tăng cường giáo dục STEM trong các trường học và thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Bình Định sẽ đào tạo và thu hút khoảng 7.500 nhân lực (15% cả nước) có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, AI, an toàn thông tin. Trong đó, công nghiệp bán dẫn 3.000 nhân lực, AI 3.000 nhân lực, an toàn thông tin 1.500 nhân lực. Đồng thời, đào tạo nghề có trình độ cao đẳng cho khoảng 1.000 người có trình độ phù hợp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, AI, an ninh mạng tại các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Theo ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 đề ra mục tiêu phát triển Bình Định trở thành một trung tâm kinh tế mạnh, bền vững, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là khát vọng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định. Việc phát triển AI, công nghiệp bán dẫn và an ninh mạng là những bước đi quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu này, góp phần xây dựng tỉnh trở thành trung tâm công nghệ cao của miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.Bình Định đã bắt đầu nghiên cứu để áp dụng AI trong các lĩnh vực như: quản lý đô thị thông minh, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, trong y tế, nông nghiệp công nghệ cao… Tuy nhiên, để AI thực sự trở thành động lực chính cho sự phát triển, cần phải xây dựng một hệ sinh thái công nghệ mạnh mẽ, bao gồm việc đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu.Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, du lịch Bình Định đang được đầu tư, phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, là điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực với những nét đặc trưng riêng như: du lịch khám phá khoa học, du lịch gắn với võ cổ truyền, bài chòi dân gian Bình Định... với điểm nhấn là "Quy Nhơn - điểm đến hàng đầu của châu Á".Năm 2024, Bình Định là địa phương đầu tiên của Việt Nam đăng cai tổ chức rất thành công giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế Grand Prix of Binh Dinh 2024, bao gồm giải vô địch thế giới mô tô nước ABP Aquabike và giải vô địch thế giới thuyền máy công thức 1 (F1H2O). Liên đoàn Đua thuyền máy quốc tế (UIM) đã quyết định chọn Bình Định để tổ chức giải đấu F1H2O thường niên."Tỉnh Bình Định có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển trở thành trung tâm du lịch của khu vực, cả nước và vươn tầm châu Á. Bên cạnh việc khai thác bền vững, phát huy tiềm năng du lịch sẵn có, chúng tôi thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, kích cầu du lịch, dịch vụ, đặc biệt là tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế để thu hút đầu tư, phát triển du lịch", ông Phạm Anh Tuấn nói.
(Rò rỉ) Chi tiết các mỹ nữ trong bản update Thiên Long Bát Bộ 3D - Võ Lâm Chí Tôn
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" có tên tiếng Anh là "Boat People SOS", viết tắt là BPSOS đã và đang có hoạt động liên quan đến khủng bố.Tổ chức này thành lập năm 1990 tại Mỹ, do Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, sinh tại TP.HCM, quê quán Nghệ An; hiện đang sống tại Mỹ) cầm đầu, giữ vai trò Giám đốc điều hành.Theo Bộ Công an, tổ chức BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có nhóm đối tượng tham gia tổ chức "Người Thượng vì công lý - MSFJ" từng gây ra cuộc khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11.6.2023.Với vai trò cầm đầu, Nguyễn Đình Thắng đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo các thành viên trong tổ chức tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố MSFJ.Cụ thể, Thắng đã chỉ đạo hỗ trợ các đối tượng trong tổ chức của mình hỗ trợ thành lập tổ chức MSFJ vào tháng 7.2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ vào tháng 4.2024, đồng thời hỗ trợ MSFJ đăng ký pháp nhân tại Mỹ.Để hỗ trợ MSFJ hoạt động, Thắng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trả lương cho thành viên MSFJ hoạt động chống phá nước ta, trong đó có các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.Sau khi nhóm MSFJ bị truy nã trong đó có đối tượng Y Quynh Bdap, Thắng vẫn hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan. Y Quynh Bdap bị bắt và đưa ra xét xử, Thắng vẫn tích cực tìm cách bảo vệ, không để Tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất đối tượng này về Việt Nam. Đồng thời, gây quỹ tài trợ cho luật sư Thái Lan tham gia bảo vệ Y Quynh Bdap tại phiên tòa và tham gia vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ hoạt động cho tổ chức MSFJ.
Trụ điện bị nghiêng nguy hiểm
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…